Gốm Dưỡng Động – thân thuộc với bà con xưa đang dần bị thất truyền
Nghề gốm ở Dưỡng Động
nổi tiếng với làm gốm và các sản phẩm gốm từ xưa đến nay, gốm nổi tiếng với độ
kỹ thuật cao, cũng như độ đặc sắc với từng loại hình thù trang trí gốm khác
nhau gây ấn tượng mạnh cho người dân Việt Nam khi xưa. Đồ gốm nơi đây nổi tiếng
với các loại chum, vại, bình v.v… Là những thứ đồ dùng quen thuộc cho bà con
dân ta ngày xưa. Nhưng tiếc thay, trong
những năm gần lại đây đồ gốm DƯỡng Động lại không còn được ưu ái như xưa và
đang có nguy cơ bị thất truyền…
Theo một số bậc cao niên trong làng, gốm sứ Dưỡng Động nổi
tiếng từ xưa, sản phẩm của làng nghề làm ra được thị trường trong và ngoài nước
ưa chuộng không hề thua kém bất cứ làng nghề có tiếng khác như Bát Tràng, Phù
Lãng, Chu Đậu… Người tiêu dùng thích đồ gốm của Dưỡng Động bởi chất đất nơi đây
mang lại cho sản phẩm màu sắc tự nhiên mà không phải pha trộn bất cứ loại phẩm
màu nào. Sản phẩm gốm, sứ Dưỡng Động ra lò bao giờ cũng có vẻ đẹp tự nhiên,
sang trọng mà nổi tiếng nhất là bộ ấm chén da Chu.
Còn rất nhiều những đồ gốm nơi đây vẫn được lưu lại |
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
dù bom đạn chiến tranh liên miên, nhưng làng nghề vẫn luôn đỏ lửa. Trong giai
đoạn này, làng nghề gốm sứ Dưỡng Động đánh dấu bước phát triển thịnh vượng với
hợp tác xã Minh Khai, nơi hàng nghìn xã viên là người dân trong làng ngày đêm cần
mẫn bên bàn xoay, lò nung. Đầu những năm 1980, cũng giống như nhiều làng nghề
khác, gốm Dưỡng Động “đầu hàng” trước sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại
vừa rẻ lại đa dạng về mẫu mã của các làng nghề khác và sản phẩm nhập ngoại. Hoạt
động của hợp tác xã Minh Khai dần bị thu hẹp lại và tan rã. Thợ giỏi đi tứ xứ
kiếm ăn. Người ở lại, dù yêu tha thiết nghề truyền thống của cha ông, cũng đành
phải phá bỏ những lò gốm cuối cùng để tìm kế mưu sinh bằng các nghề khác…
Là một người con của quê hương, anh Vũ Đức Huy (sinh năm
1972) quyết tâm từng bước hồi sinh nghề gốm truyền thống. Sau 17 năm làm thuê ở
các làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Phù Lãng, năm 2003, anh về quê
cùng bạn bè và những người tâm huyết với gốm Dưỡng Động mở lò và bắt đầu gây dựng
cơ sở sản xuất gốm, sứ tại địa phương. Thời kỳ cao điểm nhất, xưởng gốm sứ của
anh Huy có hơn 10 thợ, sản phẩm làm ra (chủ yếu là tượng, con giống, đồ gia dụng,
mỹ nghệ…) được thị trường khá ưa chuộng. Khoảng thời gian cuối những năm 2000,
khi xưởng gốm của anh Huy sản xuất ổn định, sản phẩm tìm được đầu ra, nhiều người
vui mừng và thêm tin tưởng, làng nghề sẽ được hồi sinh.
Theo chân đến gốm sứ Dưỡng Động phỏng vấn những người dân,
cũng như những nghệ nhân, những người làm gốm nơi đây cho biết họ đang phải trải
qua những thời gian khó khăn khi người dân hiện tập trung chủ yếu thích những
loại gốm được nhập khẩu từ các nước khác. Hiện nay trong ngành nghề làm gốm nơi
đây cũng chỉ còn sót lại vài chục người còn theo người. Có người thì vẫn còn sức
bám trụ với nghề, yêu nghề nên dù bao khó khăn, hay gốm không được ưa chuộng
nhưng vẫn theo đuổi tâm huyết với nghề. Còn những người khác, vì công việc làm
gốm bị “ thất sũng “, buôn bán không kiếm được đồng lời nào nhiều phải xoay sở
đủ điều cho cuộc sống, chăm lo cho gia đình nên số lượng những người không theo
nghề gốm nữa hiện đã chuyển nghề, hoặc làm những nghề buôn bán sống qua ngày.
Hy vọng một tương lai tươi sáng hơn
Nhận xét
Đăng nhận xét