Gốm cổ của Sài Gòn xưa- Gốm Cây Mai


Những người dân xưa kia của vùng Nam Bộ, sống tại mảnh đất sài Gòn cũ, chắc hẳn không ai là không biết đến gốm sứ Cây Mai. Gốm sứ Cây Mai tuy đã không còn tồn tại nữa nhưng rất nhiều nơi khi nhắc đến gốm sứ Cây Mai, người ta luôn nhớ về gốm sứ có phong cách đồng bằng xưa cổ, sự hòa quyện của màu đen và nâu đất.
Những nét hoa văn trang trí trên đồ gốm nơi đây cũng rất đặc sắc, khái niệm về một cặp chim đi kèm với thân cây của chiếc bình treo bắt nguồn từ lò gốm Cây Mây ở Sài Gòn trước đây. Sự đặc sắc nét trang trí tinh tế của gốm sứ cây mai có lẽ cũng là vì thực chất gốm sứ Cây Mai là được hình thành từ một bộ phận người Hoa ngày xưa sang nhập cư tại  Việt Nam.
Gốm sứ Cây Mai có một đặc tính rất cụ thể và thường phối hợp cobalt xanh, rêu xanh, lươn nâu trên sản phẩm. Sản phẩm cũng khác nhau từ bát, bát, bát để tô, tượng. Tuy nhiên, do sự đô thị hóa của Sài Gòn, đồ gốm đã di chuyển đến Lái Thiêu, Bình Dương vì vậy đồ gốm Cây Mai đã giảm. Chúng tôi vẫn gặp nhiều đồ gốm Cây Mai được trang trí sưu tầm trong nhà của người dân và của chùa trong Q5, Q6 và đây cũng là loại gốm phổ biến với người dân.

Ảnh 1. Gốm sứ Cây Mai ngày xưa

Như vậy, Xóm Lò Gốm hình thành muộn nhất là cuối thế kỷ 18. Nói cách khác, cùng với các làng nghề khác (như xóm Chậu, xóm Chỉ, xóm Bột, xóm Dầu/ Phụng du lý, chợ Lò Rèn, chợ Đũi… ), xóm Lò Gốm đã ra đời cuối thế kỷ 18 và thịnh đạt sau khi chiến tranh Tây Sơn – Nguyễn Ánh kết thúc, khoảng sau 1790 trở về sau – đặc biệt những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. gốm Cây Mai là sản phẩm do cộng đồng thợ gốm di dân người Hoa tạo tác. Do đó, sự hình thành của xóm Lò Gốm ở xứ Đề Ngạn (Sài Gòn xưa) gắn bó nhân quả với việc tụ cư ở đây của các nhóm người Hoa lưu tán vì chiến tranh Tây Sơn – Nguyễn Ánh từ Cù Lao Phố (Biên Hòa), Mỹ Tho (Tiền Giang) và thậm chí cả từ Hà Tiên hồi những năm 70, 80 của thế kỷ 18, dữ kiện lịch sử tụ cư này cũng khớp với nhận định nêu trên.
Sách Monographie de province de Biên Hòa (Ménard, 1901) cho biết: “theo thỏa thuận với người Hoa ở Chợ Lớn (hiểu là Đề Ngạn – Sài Gòn xưa) những người làm gốm ở Biên Hòa không được sản xuất loại sản phẩm Cây Mai”. Điều này chỉ ra: 1, Thợ gốm Cây Mai đã có một số người chuyển lên Biên Hòa lập nghiệp (theo kết quả điều tra trong năm 2003 thì gốm Cây Mai không chỉ dời về Biên Hòa, Lái Thiêu mà có một xóm gốm trung chuyển ở vùng TườngThọ, Thủ Đức – nay vẫn còn dấu vết); và 2, Họ đã có tổ chức “phường hội” để định ra những thỏa thuận trong công việc làm ăn.
Mới đây, trong cuộc điều tra tổng thể về các cơ sở tín ngưỡng ở các quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi phát hiện “trụ sở” của các lò gốm Cây Mai, gọi là “Đào lư Hội quán”, ở đình Phú Hòa (phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh). Tấm biển này ghi được làm năm Giáp Thân (1884 hoặc 1944?), chữ viết do “Bổn hội Mạch Chiếu Minh Thư”. Phát hiện này là bằng cớ chỉ ra tính chất phường hội của giới chủ lò và thợ gốm Cây Mai xưa và đồng thời góp phần xác định “trung tâm” của xóm Lò Gốm. Cũng cần lưu ý: hiện đình có thờ ba pho tượng vốn của chùa Giải Bịnh gần đình, gồm tượng Chơn Võ, Huê Quang và Nam Triều Đại Đế, là những đối tượng thờ tự của cộng đồng thợ gốm Phước Kiến ở Bình Dương (Tân Khánh, Lái Thiêu, Bà Lụa, Chòm Sao…). Điều này chỉ ra rằng chùa Giải Bịnh là trụ sở của Đào Lư Hội quán. Mặt khác cũng chỉ ra gốc gác của gốm Cây Mai và mối liên hệ của xóm Lò Gốm với các làng gốm ở Bình Dương – đặc biệt là làng gốm Lái Thiêu.
Ảnh 2. Vẻ đẹp khó cưỡng của gốm sứ Cây Mai 

Từ “trung tâm” này chúng tôi tiến hành khảo sát lại một vòng rộng có bán kính từ 2 đến 3, 4 cây số để tìm lại các di vật gốm Cây Mai, chủ yếu là xem xét các tượng thờ ở các đình, chùa miếu trong vùng. Kết quả là có một loạt tượng thô phác đáng chú ý:
Nói chung, các bộ tượng tại các địa điểm trên đều biểu hiện sự “non kém” về kỹ thuật dựng hình cũng như trình độ mỹ thuật so với tượng gốm men màu Cây Mai phổ biến mà chúng ta đã thấy. Trái lại, nó khá gần với loại tượng thờ nặn bằng đất sét (có trộn các chất phụ gia như vôi, giấy, sợi bông vải v.v… gọi chung là nê tố) mà di tích hiện tồn mà tiêu biểu là Quan Công ở chùa Phước Long nằm trong vùng này (288 Hậu Giang, phường 9, quận 6).

Việc dựng hình đặc trưng của loại tượng gốm đất nung này là các pho tượng ngồi ở trong Từ Quan, có lẽ là tượng Minh Vương: phần tượng gốm phải nhờ chiếc ghế/ ngai gỗ mới ngồi được. Nếu không có ghế gỗ thì đài bệ gốm vẫn còn đậm dấu ấn của kết cấu gỗ dạng bậc cấp (tượng Thiên Hậu Nguyên Nhung và Kim Hoa phu nhân). Nói chung, kỹ thuật dựng hình phản ánh dấu ấn của kỹ thuật đắp tượng nê tố.
Về trang trí trên trang phục chúng ta cũng thấy rõ việc áp dụng hai kỹ thuật trang trí thuộc kỹ pháp nê tố: 1, Dùng các lát đất in khuôn các mảng rời (mũ, giáp, mây, rồng… trên long bào) để gắn vào cốt tượng; và 2 là, dùng kỹ thuật “bắt bông” (hiểu là cách trang trí giống như bắt bông kem trong nghề làm bánh) . Ở đây, nghệ nhân gốm dùng giấy quấn thành ống hình nón, đoạn đổ đất nguyên liệu vào đó và bóp mạnh để tạo thành sợi mà tạo nên các hoa văn. Kỹ thuật in khuôn áp dụng cho các đồ án phức tạp, còn kỹ thuật “bắt bông” áp dụng cho các đồ án trang trí đơn giản, bố cục thưa thoáng. Kỹ thuật này về sau được áp dụng trang trí tượng gỗ, tượng làm bằng giấy bồi gọi là kỹ thuật “sơn xe” (nguyên liệu chính gồm dầu chai, bột thạch cao).
Lò gốm sứ Cây Mai xưa (nằm ở phía sau của chùa Cây Mây) vẫn còn hiện diện. Lò nung này được sử dụng cho đồ gốm quy mô lớn, đồ trang trí, đất nung và thủy tinh. Các sản phẩm độc đáo và tính năng của gốm Mai Mai được sản xuất vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là gốm sứ tráng men như: trắng, xanh, xanh, nâu, vàng ... bao gồm nhiều bát, đĩa, muỗng, lọ, cốc, , Chậu trang trí, bình hương, bát hương, tượng; Trang trí kiến trúc gốm sứ như rồng, voi, ngựa.
Gốm sứ Cây Mai hiện nay vẫn còn được bảo tồn trong dân gian, trong các đền thờ và hội nghị của miền Nam Việt Nam với các sản phẩm như:  siêu, bát, bình, lu, bình có nắp, nồi với nắp tròn, tròn nồi, lục giác nhổ, kỳ lân, hình vuông trang trí ngói ...



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ông Đinh Công Tường bên " kho tàng" đồ gốm cổ của mình

Tìm Hiểu Về Sự Khác Biệt Của Gốm Biên Hòa ( Phần 2)