NỔI TIẾNG VỚI LÀNG GỐM LÂU ĐỜI NHẤT TẠI ĐÔNG NAM Á - BÀU TRÚC
Làng nghề Bàu Trúc của dân tộc Chăm - tỉnh Ninh Thuận - là một trong hai làng gốm cổ nhất ở Đông Nam Á. Nó nằm cách thị trấn Phan Rang khoảng 10 km về phía Nam. Làng nhỏ có hơn 400 gia đình, Trong đó 85% là trong kinh doanh gốm sứ truyền thống. Phong cách này được truyền lại từ Po Klong Chan, một trong những tổ tiên của họ từ thời xa xưa.
Tên gọi Làng gốm Bàu Trúc
Ngôi làng có tên Chăm là Paley Hamu Trok, người Việt gọi là Ma Tró, có địa danh xưa là làng Vĩnh Thuận từ thời Minh Mạng (1832). Sau trận lụt lớn năm 1964 (Giáp Thìn), làng di dời về nơi cao ráo hơn - nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm bàu có nghĩa là ao - hồ).
Tổ nghề Làng gốm Bàu Trúc
Theo truyền thuyết dân gian, Tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh. Hơn ngàn năm trước, họ đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy, nắn, nung đất sét thành những vật dụng bằng gốm nhằm phục vụ cho cuộc sống, từ đó khai sinh ra nghề gốm nơi đây. Nhớ ơn tổ nghề, bà con Chăm ở làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ, tổ chức cúng tế Poklong Chanh long trọng vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.
Công đoạn làm gốm Bàu Trúc
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét sông Quao trộn với cát: Ðất mịn, dẻo lạ lùng và cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Đất chỉ được lấy một năm một lần, mỗi lần kéo dài nửa tháng. Đất được lấy nhiều hay ít tùy vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đất, hầu như mọi người đều đem đất về trữ sẵn tại nhà để dùng trong cả một năm.
Chuẩn bị đất
Đất sét được đập thành những cục nhỏ, phơi khô, loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong hố đất đã đào sẵn. Cát cũng được sàn lọc kỹ, và lượng cát pha cũng phải tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm gốm định làm.
Đầu tiên, những người nghệ nhân ở làng nghề gốm Bàu Trúc dùng chân để nhồi đất và cát mịn, rồi cuộn thành từng lọn hình trụ và phủ kín bằng tấm vải để ủ qua đêm. Sau đó, họ còn phải nhồi và lăn lại đất nhiều lần bằng tay, rồi vo tròn thành cục, đặt lên hòn kê để tạo dáng cho các sản phẩm theo yêu cầu.
Tạo dáng gốm
Người làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ cách làm gốm nguyên sơ của mình từ bao đời, họ không làm bằng bàn xoay như những nơi khác mà người thợ phải xoay quanh sản phẩm.
- Nặn hình: để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm.
- Chà láng gốm: dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm.
- Trang trí hoa văn: dùng que cây, vỏ sò, hoa thực vật... để tạo hoa văn trên gốm, chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, bông hoa... có họa tiết đơn giản nhưng mang vẻ đẹp rất riêng.
Nung gốm
Các sản phẩm Gốm Bầu Trúc được nung ngoài trời, và phải phơi khô trước một ngày. Khi nung, củi được xếp thành hình chữ nhật (4mx3m) dày khoảng 0.2m-0.3m, phía trên người ta xếp úp 2-3 lớp gốm, phía dưới xếp những sản phẩm gốm lớn hơn. Tiếp đó toàn bộ phủ một lớp rơm rạ dày khoảng 0.2m, và bên trên là một lớp trấu mỏng. Người thợ làng gốm chăm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ, và đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung khoảng 6 giờ đồng hồ, đến khi gốm chín tới thì dừng.
Các sản phẩm gốm Bàu Trúc làm xong đều mang màu nâu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu độc đáo... chứa đựng vẻ bí ẩn của nền văn hóa Chămpa.
Du lịch Làng gốm Bàu Trúc
Làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc gồm khoảng 400 hộ gia đình, có đến 85% trong số đó vẫn thủy chung với nghề gốm. Những con đường làng được trải nhựa bê tông, những căn nhà mái ngói đỏ tươi, cùng những cơ sở sản xuất gốm luôn sẵn sàng đón khách tham quan.
Ngay giữa trung tâm làng gốm Bàu Trúc là khu nhà trưng bày. Tại đây, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước một bảo tàng gốm, với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ dáng kiểu, ấm nước, nồi niêu, chum vại... và đặt biệt là những tháp tượng mô phỏng các vũ nữ Apsara đậm chất nghệ thuật.
Một con đường nhựa dẫn khách đến làng. Cuộc sống của người dân ở đây tốt hơn bây giờ với những ngôi nhà đẹp. Hầu hết các gia đình trong làng không làm gốm nữa. Những người vẫn theo đuổi thương mại truyền thống nằm sâu trong làng.
Trong những gia đình này, phòng khách cũng là phòng trưng bày sản phẩm gốm của họ được trưng bày và các phòng bên trong là nơi sản phẩm gốm được làm. Các vật dụng hàng ngày như chậu hoa, bình nước, đĩa, bình ... được tạo ra bởi những bàn tay tài năng từ đất sét.
Tên gọi Làng gốm Bàu Trúc
Ngôi làng có tên Chăm là Paley Hamu Trok, người Việt gọi là Ma Tró, có địa danh xưa là làng Vĩnh Thuận từ thời Minh Mạng (1832). Sau trận lụt lớn năm 1964 (Giáp Thìn), làng di dời về nơi cao ráo hơn - nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm bàu có nghĩa là ao - hồ).
Ảnh 1. Lối vào của làng gốm Bàu Trúc |
Tổ nghề Làng gốm Bàu Trúc
Theo truyền thuyết dân gian, Tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh. Hơn ngàn năm trước, họ đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy, nắn, nung đất sét thành những vật dụng bằng gốm nhằm phục vụ cho cuộc sống, từ đó khai sinh ra nghề gốm nơi đây. Nhớ ơn tổ nghề, bà con Chăm ở làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ, tổ chức cúng tế Poklong Chanh long trọng vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.
Công đoạn làm gốm Bàu Trúc
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét sông Quao trộn với cát: Ðất mịn, dẻo lạ lùng và cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Đất chỉ được lấy một năm một lần, mỗi lần kéo dài nửa tháng. Đất được lấy nhiều hay ít tùy vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đất, hầu như mọi người đều đem đất về trữ sẵn tại nhà để dùng trong cả một năm.
Chuẩn bị đất
Đất sét được đập thành những cục nhỏ, phơi khô, loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong hố đất đã đào sẵn. Cát cũng được sàn lọc kỹ, và lượng cát pha cũng phải tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm gốm định làm.
Đầu tiên, những người nghệ nhân ở làng nghề gốm Bàu Trúc dùng chân để nhồi đất và cát mịn, rồi cuộn thành từng lọn hình trụ và phủ kín bằng tấm vải để ủ qua đêm. Sau đó, họ còn phải nhồi và lăn lại đất nhiều lần bằng tay, rồi vo tròn thành cục, đặt lên hòn kê để tạo dáng cho các sản phẩm theo yêu cầu.
Tạo dáng gốm
Người làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ cách làm gốm nguyên sơ của mình từ bao đời, họ không làm bằng bàn xoay như những nơi khác mà người thợ phải xoay quanh sản phẩm.
- Nặn hình: để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm.
- Chà láng gốm: dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm.
- Trang trí hoa văn: dùng que cây, vỏ sò, hoa thực vật... để tạo hoa văn trên gốm, chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, bông hoa... có họa tiết đơn giản nhưng mang vẻ đẹp rất riêng.
Nung gốm
Các sản phẩm Gốm Bầu Trúc được nung ngoài trời, và phải phơi khô trước một ngày. Khi nung, củi được xếp thành hình chữ nhật (4mx3m) dày khoảng 0.2m-0.3m, phía trên người ta xếp úp 2-3 lớp gốm, phía dưới xếp những sản phẩm gốm lớn hơn. Tiếp đó toàn bộ phủ một lớp rơm rạ dày khoảng 0.2m, và bên trên là một lớp trấu mỏng. Người thợ làng gốm chăm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ, và đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung khoảng 6 giờ đồng hồ, đến khi gốm chín tới thì dừng.
Các sản phẩm gốm Bàu Trúc làm xong đều mang màu nâu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu độc đáo... chứa đựng vẻ bí ẩn của nền văn hóa Chămpa.
Ảnh 2. Những nghệ nhân đang nung gốm tại đây |
Du lịch Làng gốm Bàu Trúc
Làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc gồm khoảng 400 hộ gia đình, có đến 85% trong số đó vẫn thủy chung với nghề gốm. Những con đường làng được trải nhựa bê tông, những căn nhà mái ngói đỏ tươi, cùng những cơ sở sản xuất gốm luôn sẵn sàng đón khách tham quan.
Ngay giữa trung tâm làng gốm Bàu Trúc là khu nhà trưng bày. Tại đây, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước một bảo tàng gốm, với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ dáng kiểu, ấm nước, nồi niêu, chum vại... và đặt biệt là những tháp tượng mô phỏng các vũ nữ Apsara đậm chất nghệ thuật.
Một con đường nhựa dẫn khách đến làng. Cuộc sống của người dân ở đây tốt hơn bây giờ với những ngôi nhà đẹp. Hầu hết các gia đình trong làng không làm gốm nữa. Những người vẫn theo đuổi thương mại truyền thống nằm sâu trong làng.
Trong những gia đình này, phòng khách cũng là phòng trưng bày sản phẩm gốm của họ được trưng bày và các phòng bên trong là nơi sản phẩm gốm được làm. Các vật dụng hàng ngày như chậu hoa, bình nước, đĩa, bình ... được tạo ra bởi những bàn tay tài năng từ đất sét.
Nhận xét
Đăng nhận xét