NÉT MỸ THUẬT TINH XẢO TẠI GỐM CHU ĐẬU
Ít ai biết được rằng, gốm Chu
đậu là loại gốm cổ bậc nhất nổi tiếng về những dòng hoa văn trang trí ĐỘC – ĐẸP
– LẠ MẮT, những người nghệ nhân nơi đây nổi tiếng về tay nghề mỹ thuật tinh xảo
của mình. Họ luôn cho ra đời những sản phẩm với cách trang trí họa tiết lên mặt
gốm một nét tinh xảo lạ kỳ. Bên cạnh đó, để có được trứ danh này, tại làng gốm
Chu Đậu đã có những phương pháp làm gốm bật nhất mà những nơi khác khó mà bắt
chước được. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp làm gốm độc đáo – chỉ
duy nhất có tại làng Chu Đậu.
Men gốm
Men gốm Chu Ðậu rất
phong phú: như men ngọc (celadon), men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu
biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng
trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (men tam thái). Men ngọc, men trắng, men nâu và men nâu đen thường bị lẫn với đồ
gốm đời Lý Trần, tuy nhiên, hoa văn trên men Lý nhiều ảnh hưởng Phật giáo, hoa
văn Chu Ðậu phản ảnh đời sống nông thôn Việt Nam, hoa văn trên men Lý thường
được vẽ bằng cách khắc chìm hay khắc nổi, hoa văn Chu Ðậu được vẽ bằng men màu.
Các bát đĩa đời Lý thường còn dấu con kê rõ
ràng; đồ gốm Chu Ðậu khéo hơn, dấu con kê không còn nữa. Ðáy các chén đĩa thời
Lý thường để trơ đất mộc, đáy của đồ gốm Chu Ðậu thường được quét một lớp son
nâu, màu đậm, thường khi vẫn còn nguyên dấu bút. Lớp son nâu này không phải là
men, mà chỉ là một lớp son pha màu nâu rất mỏng để bảo vệ đáy chén đĩa. Ðây
cũng là những đặc điểm phân biệt đồ gốm ta và đồ gốm Tàu. Gốm Tàu không bao giờ
để trơ đất mộc, hay quét son nâu, cũng không có dấu con kê. Con kê là một kỹ
thuật hoàn toàn Việt Nam. Kỹ thuật này dù làm cho món đồ kém đi chút phẩm chất,
nhưng lại là một phát kiến riêng của người thợ Việt Nam, nhằm tránh cho chén
đĩa không bị dính vào nhau khi nung mà lại tiết kiệm được diện tích lò.
Ảnh 1. Nghệ nhân miệt mài trang trí những đường nét hoa văn tuyệt mỹ trên gốm |
Men trắng chàm và men tam thái nổi danh và được
ưa chuộng hơn cả. Men trắng chàm (nền men trắng, hoa văn màu xanh biếc) chiếm
số lượng cao nhất. Các món đồ vớt được ở ngoài khơi Ðà Nẵng – Hội An cũng đều
là men trắng chàm. Do đó, khi nói về đồ gốm Chu Ðậu, người ta chỉ thường biết
về loại này mà ít để ý đến các loại men khác. Loại đồ gốm Chu Ðậu hạng nhất này
nhiều món đẹp tuyệt vời, bứt xa đồ nhà Minh, và đẹp không kém gì đồ gốm men lam
của nhà Thanh bên Tàu.
Tuyệt vời nhất là hoa văn trên men trắng chàm
và men tam thái, hình ảnh thuần túy Việt Nam. Họ vẽ tàu lá chuối, nhánh rong,
chim sẻ, chim chích chòe, tôm, cá bống, cóc, rùa, cọng rau muống, bông hoa cúc,
hoa sen. Cũng như các bình ấm Việt Nam đời trước, thảng hoặc lắm ta mới thấy
một vài bình, ấm thời Chu Ðậu có quai cầm, còn ngoài ra, nơi quai cầm chỉ là
một vật trang trí như con rùa, con cá, bông sen… như đồ gốm Việt Nam các thời
trước.
Loại hình, kiểu dáng và hoa văn
trang trí trên gốm Chu Đậu
Hình dạng đồ gốm Chu Ðậu thật phong phú: Bát
chân cao, bát chân thấp, tô, đĩa, chén, tước, bình, ấm, âu, chậu, lu, hũ, bát
hương, bát trầm, chân đèn, hộp, lọ, bình vôi, nghiên mực, có cả nghiên mực hình
con trâu, con cua, rồi lại còn đồ chơi của trẻ em như các hình tượng con gà,
con cóc, con lợn, người cưỡi ngựa…, từ các món đồ dùng trong nhà người dân,
trong đình chùa, trong nhà giới trưởng giả, cho đến đồ xuất cảng…
Nhưng xem đồ gốm Chu Ðậu mà bỏ qua bình tỳ bà
thì thật uổng. Ngoài các cuộc khai quật ở các lò gốm cũ ở làng Chu Ðậu, loại
bình này thường được tìm thấy từ các tàu buôn đắm ngoài khơi Hội An – Ðà Nẵng.
Như tên gọi, bình tỳ bà có hình dáng giống cây đàn tỳ bà để dựng đứng. Mình
thuôn tròn, cổ nhỏ, miệng loe, thân tròn phình to, thường có bốn tầng hoa văn,
trong lòng miệng bình cũng có hình vẽ hoa lá. Tầng thứ nhất ở chung quanh cổ
bình hoặc vẽ những tàu lá chuối hay hình cây lúa; tầng thứ hai khi hình hoa
cúc, hoa mẫu đơn, khi thì những chuỗi hình xoắn ốc đứng; tầng thứ ba lớn nhất
là hình chim chích choè, chim sẻ hay là những ô vẽ đợt sóng biển, bên cạnh
những ô vẽ hình hoa lá; tầng dưới cùng là các ô với những vòng tròn hình bầu
dục chồng lên nhau.
Ảnh 2. Hoa văn đặc sắc trên bát ở làng gốm Chu Đậu |
Tước (hay bôi) là ly uống rượu chân cao. Ngoài
những tước men ngọc, màu xanh trong, còn có những sáng kiến kỳ diệu như tước
thần kim quy. Ẩn trong chân tước này là một quả nổi để lộ hình rùa thần kim quy
ngồi dưới đáy, khi rượu được rót vào, thì hình thần kim quy từ từ nổi lên theo
mực rượu trong lòng tước.
Ðĩa Chu Ðậu rất đẹp, men trắng trong với hoa
văn màu chàm. Có những đĩa tam thái rất lớn, đường kính đến khoảng 50cm, nhưng
thường thường thì vào khoảng hơn 25cm đường kính. Hoa văn trong lòng đĩa thường
gồm hai phần. Vành đĩa rộng 5cm, vẽ cành rau, nhánh lá, tâm đĩa vẽ nhiều hình
rất đẹp: Hình con công, con vạc, con nghê, cá chép vượt vũ môn, hươu chạy trên đồng
cỏ, bên khóm trúc, bờ lúa, đôi chích chòe, đàn vịt bơi trên hồ sen, trận thủy
chiến, cành mai, đóa cúc, đóa mẫu đơn… đường kính độ 15cm. Vành ngoài thành đĩa
cũng vẽ những hình hoa lá rất chi tiết, hoa văn màu xanh chàm, đĩa lớn thường
là men ba màu (Tam Thái). Cùng với bình tỳ bà và bát Chu Ðậu, đĩa Chu Ðậu là
những món đẹp và nổi tiếng, được rất nhiều viện bảo tàng và nhà sưu tập quốc tế
ưa chuộng.
Ảnh 3. Họa tiết hoa văn Thuần Việt của gốm Chu Đậu |
Nhìn vào những hình ảnh hoa văn trên đồ gốm Chu Đậu, chúng
ta có thể thấy được những nghệ sĩ tài hoa nơi đây đã khắc họa những nét họa
tiết đậm chất thuần Việt. Trên những lọ hoa, và những cái bát đơn giản cho
những bữa ăn hằng ngày khắc họa rõ nét những hình ảnh đời sống hằng ngày dân dã
của làng quê đất Việt, những buổi trưa hè người nông dân đang miệt mài đi chăn
trâu, cắt cỏ, và làm ruộng, những đứa trẻ thì nô đùa với nhau trong làng, những
tiếng cười đùa trò chuyện của những người nông dân sau một ngày đi làm đầy mệt
mỏi chiều tối đến tại tụ họp ngay làng… Điều đáng quý nhất mà những người tài
hoa gốm Chu Đậu đã mang đến cho chúng ta đó là những sản phẩm với những nét hoa
văn ĐẦY TÍNH THUẦN VIỆT, nhưng được vẽ với đầy nhiệt quyết, biết bao công sức
cho ra đời những đường nét tinh túy, rõ nét, khắc họa chân thực không kém phần
sống động về nét đặc sắc ở Đại Việt.
Nhận xét
Đăng nhận xét